Cách bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ hợp lý

07/12/2022 16:06 28 views Category: Kiến trúc xây dựng

Thiết kế một nhà vệ sinh trong phòng ngủ là giải pháp giúp cho sinh hoạt tiện lợi. Tuy nhiên, cũng không thiếu những ý kiến trái chiều khiến chúng ta băn khoăn? Để tìm câu trả lời, chúng ta cùng nhìn tổng quát giữa các mặt lợi và hại khi lựa chọn phương án thi công tích hợp này.

  1. Ưu điểm khi thiết kế nhà vệ sinh tại phòng ngủ

+ Với các căn hộ diện tích nhỏ không đủ để xây công trình nhà vệ sinh riêng biệt thì việc tận dụng một góc phòng ngủ để bố trí nhà vệ sinh là điều hợp lý.

+ Bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ mang đến sự thuận tiện khi sử dụng hàng ngày.

+ Tích hợp phòng vệ sinh và phòng ngủ cũng được xem là giải pháp thi công tiết kiệm hơn cho bạn.

1

  1. Nhược điểm

+ Nhà vệ sinh là nơi chứa chất thải, uế khí tích tụ. Ngược lại, không gian phòng ngủ đòi hỏi sự trong sạch, lành mạnh, nhiều sinh khí.

+ Phòng vệ sinh cũng thường là nơi ẩm ướt, hơi nước, ẩm bốc ra từ không gian này có thể khiến đồ nội thất, chăn, màn, quần áo trong phòng ngủ dễ bị ẩm, nấm mốc, vừa giảm thời hạn sử dụng, vừa không tốt cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

+ Thiết kế nhà vệ sinh có thể tăng nguy cơ chập cháy điện do nước sinh hoạt khiến xung quanh luôn ẩm ướt.

2

  1. Hướng dẫn cách bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ hợp lý

Một số lưu ý cách bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ bạn nên biết

Tránh các hướng Nam, Tây Nam hoặc Đông Bắc khi xây nhà vệ sinh: Những phương như Tây Nam, Nam hoặc Đông Bắc được xếp vào diện đại kỵ nên tuyệt đối tránh để đảm bảo tài vận cho gia chủ. Quan niệm phong thủy cho rằng nếu cố đặt nhà vệ sinh theo các hướng này, sức khỏe gia đình suy giảm, tình cảm vợ chồng rạn nứt, hay mệt mỏi, ảnh hưởng các mối quan hệ xung quanh.

Cửa nhà vệ sinh không đối diện cửa ra vào phòng ngủ hoặc giường ngủ: Nhà vệ sinh là nơi tập hợp những uế khí, thường ẩm thấp, ô nhiễm trong gia đình. Việc nhà vệ sinh hướng thẳng ra cửa phòng có thể gây cản trở vượng khí, gây xui xẻo cho gia chủ. Không chỉ vậy, việc để cửa nhà sinh quay thẳng ra cửa vào hoặc giường ngủ còn khiến khó chịu thoát ra, ô nhiễm không khí, ảnh hưởng đến chất lượng nghỉ ngơi, sinh hoạt của bạn.

3

Độ dốc bồn cầu phù hợp với miệng hướng thoát nước: Bồn cầu phải được đặt dốc vừa phải với phần hướng thoát nước giúp hạn chế tình trạng tắc nghẽn.

Mặt nền nhà vệ sinh thoáng, sạch, an toàn: Khi sử dụng, luôn phải đảm bảo vệ sinh và khô ráo sạch sẽ cho nhà vệ sinh. Khi thiết kế xây dựng, hệ thống thoát nước và thông khí phải được xây dựng đúng kỹ thuật, đảm bảo không để đọng nước. Quần áo đã sử dụng nên giặt ngay, tránh để mùi hôi và vi khuẩn ảnh hưởng xấu đến không gian nhà vệ sinh. Gia đình nên đóng kỹ cửa sau khi sử dụng. Việc này sẽ giúp hạn chế những khí độc hay mùi khó chịu lan ra gây khó chịu, ô nhiễm cho phòng ngủ.

4

Lưu ý trong quá trình thiết kế, xây dựng: Nên chú ý cách bố trí nhà vệ sinh trong phòng ngủ từ vị trí kê giường, vị trí nhà vệ sinh, … Đầu giường không nên đặt sát với tường nhà vệ sinh bởi chúng dễ gây nên những u ám, uế khí ảnh hưởng may mắn, sức khỏe của gia chủ. Giường ngủ cũng không nên đặt đối diện với nhà vệ sinh. Nhà vệ sinh phải được xây dựng nơi nhiều ánh sáng, có không khí lưu thông và lắp quạt thông gió giúp hạn chế sự ô nhiễm, mùi khó chịu và vi khuẩn sinh sôi.

4

 

620x222 (3)-01