Những lối thoát hiểm không thể thiếu khi thiết kế nhà ống

02/07/2020 08:00 159 views Category: Kiến trúc xây dựng

Phần lớn những căn nhà phố đều có nhược điểm đó là diện tích nhỏ, hẹp và sâu, xung quanh đều bị bịt kín bởi những căn nhà cao tầng sát nhau. Chủ nhà thường quan tâm đến thiết kế phân bổ các phòng sao cho tiện ích và tận dụng tối đa không gian sử dụng mà quên nghĩ đến phương án thoát hiểm khi trường hợp khẩn cấp xảy ra.

Trên thực tế đã có rất nhiều các vụ hỏa hoạn xảy ra gây thiệt hại không nhỏ về người và tài sản, vì vậy việc thiết kế nhà ống sao cho vừa tận dụng tối đa diện tích mà lại có thể dễ dàng thoát hiểm khi không may xảy ra sự cố là vô cùng quan trọng.

Nhà ống thường khó thiết kế, lắp đặt các thiết bị phòng báo, chữa cháy như các công trình lớn, do đó Gia chủ có thể áp dụng các giải pháp dưới đây:

image001Ban công là nơi thoát hiểm khi có trường hợp khẩn cấp xảy ra

Thiết kế nhà có ban công: Đây là lối thoát hiểm hữu hiệu và có tính thẩm mỹ cao, hơn nữa còn giúp che nắng, mưa. Nếu không may xảy ra hỏa hoạn thì vẫn có thể mở cửa ra ngoài ban công để kêu cứu nhờ sự giúp đỡ. Nếu ban công không có lan can mà dùng quây lưới, lam thì cần có ô cửa mở bằng bản lề , có khóa phòng trường hợp cần thiết.

Nếu nhà không có ban công, sân thượng thì khung bảo vệ cửa sổ nên gắn bản lề (có khóa) để mở khi cần thiết. Trang bị ô lưới để thoát hiểm, đây là phương án được rất nhiều các Gia đình lựa chọn bởi nó đáp ứng 2 yêu cầu: bảo vệ ngôi nhà và là phương án thoát hiểm khi cần.

image003

Sân thượng và giếng trời:  Sân thượng là một khoảng trống lớn, thoáng giúp thoát hiểm hữu hiệu tương tự như ban công. Với những công trình có nhiều hơn một mặt thoáng nên bố trí cửa thoát hiểm bên hông hoặc sau nhà phòng khi không thoát được ra cửa chính thì thoát ở cửa phụ. Các hệ thống chốt khóa cần hoạt động tốt, đơn giản, dễ vận hành. Trong một số trường hợp, có thể chạy lên sân thượng thoát hiểm bằng cách trèo sang nhà hàng xóm kế bên nếu địa hình thuận lợi.

image005Bên cạnh đó giếng trời không chỉ giúp nhà thông thoáng mà còn để khói bay thẳng lên trên khi xảy ra hỏa hoạn giúp chống ngạt.

Bố trí cầu thang thoát hiểm lên tầng mái: Thông thường với nhà phố, sàn mái được làm mặt phẳng để đặt bể nước mái và thường có thang kỹ thuật để leo lên khi cần. Đây cũng chính là lối thoát hiểm quan trọng. Nhưng để dễ dàng thoát hiểm, cầu thang này cần được thiết kế sao cho thuận tiện sử dụng. Thông thường thang này được làm bằng thép cắm trực tiếp vào tường (thang khỉ) hoặc dùng thang rời kiểu thang nhôm chữ A. Nhưng nếu làm thang có tay vịn thì sẽ thuận lợi hơn rất nhiều.

Bố trí mỗi tầng có ít nhất 2 lối thoát hiểm: Một lối thoát ra cửa sổ, ban công và một lối ra cầu thang (lên hoặc xuống). Thay vì cửa chính sử dụng cửa sắt kéo, cửa nhôm cuốn không thuận tiện cho việc thoát hiểm thì nên làm cửa mở quay ra ngoài sẽ dễ thoát hiểm hơn. Các loại cửa trong nhà như cửa phòng, cửa mở ra ban công, sân thượng nên sử dụng khóa chốt hãm, không dùng chìa.

image006

Trang bị hệ thống phòng cháy chữa cháy trong nhà: Trang bị bình chữa cháy, bình CO2, bình phun bọt. Lắp đặt hệ thống báo cháy nếu có điều kiện.

 

620x222 (3)-01