Những nguyên tắc không thể bỏ qua khi thiết kế xây dựng nhà ống.

25/06/2021 10:53 213 views Category: Kiến trúc xây dựng

Hiện nay, trong bối cảnh “đất chật người đông” thì nhà ống là kiểu kiến trúc rất được ưa chuộng ở cả những thành phố lớn cho đến nông thôn. Các căn nhà ống thường có diện tích thoáng rất hẹp, vì vậy khi thiết kế xây dựng cần phải thật khéo léo, cũng như nắm được những kiến thức cơ bản để căn nhà sao cho vừa đảm bảo cả về công năng lẫn thẩm mỹ.

Xác định rõ các khu vực chức năng trong nhà

image001

Đây là việc vô cùng quan trọng và cần thiết nhưng nhiều người không thực sự lưu tâm đến nó. Để phân khu vực chức năng hợp lý và phù hợp với nhu cầu của Gia đình với quỹ đất đang có thì bạn nên cần có sự tư vấn của kiến trúc sư.

Nhà ống thường hẹp ngang nên việc phân chia phòng khá là khó khăn. Nếu phân tách không khéo léo, hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng thiếu sáng, ngột ngạt và bức bí. Thế nên các vách ngăn thấp, nhẹ hoặc kiến trúc lệch tầng luôn được khuyến khích sử dụng trong kiến trúc nhà ống.

Đặc biệt nhà ống chỉ có một mặt thoáng nên việc bố trí cửa đi, các khu vực chức năng như phòng bếp, phòng ngủ…sao cho vừa đảm bảo công năng vừa hợp phong thủy thực sự không hề dễ dàng. Để cầu toàn cả hai là việc khá khó do quỹ đất hạn chế, do đó gia chủ nên lựa chọn một cách tương đối, phù hợp với nhu cầu sử dụng của các thành viên trong Gia đình.

Nên thiết kế giếng trời

image004

Do nhà ống có diện tích khá khiêm tốn nên vấn đề thông thoáng lấy được ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng tự nhiên được đưa lên hàng đầu. Vậy nên, dù diện tích có hạn hẹp đến mấy thì bạn vẫn nên dành một phần diện tích nhất định ở sân trước, sân sau hoặc giữa nhà để thông gió và lấy sáng. Việc này không chỉ tạo cảm giác thoải mái cho các thành viên mà còn rất tốt cho sức khỏe.

Bện cạnh đó giếng trời còn là yếu tố trang trí, xua tan lối kiến trúc tẻ nhạt của nhà ống. Tại khu vực này, gia chủ có thể bố trí tiểu cảnh cây xanh, bể cá…để cho không gian thêm sống động. Lưu ý là tùy vào diện tích và hình dáng của lô đất mà bạn nên tính toán chi tiết vị trí, diện tích dành cho giếng trời sao cho phù hợp, hài hòa với tổng thể kiến trúc chung.

Tránh thay đổi nhiều trong quá trình thiết kế

Khi xây nhà, bạn cần tìm hiểu kỹ và bàn bạc với các thành viên trong Gia đình để thống nhất ý tưởng khi đưa ra quyết định thiết kế với kiến trúc sư. Từ đó, chủ nhà và kiến trúc sư nên thống nhất ý tưởng, tránh đưa ra những ý kiến xáo trộn trong quá trình thi công.

Đã có rất nhiều trường hợp chủ nhà tự ý thêm bớt, cắt gọt bản vẽ thiết kế khiến cho công trình thiếu hài hòa, khập khiễng giữa không gian bên trong với ngoại thất. Từ đó sẽ dẫn đến tình trạng sửa chữa nhiều, gây lãng phí rất lớn về thời gian cũng như tiền bạc.

Nếu bạn kết hợp ăn ý với kiến trúc sư ngay từ đầu sẽ sớm sở hữu ngôi nhà ăn ý, đảm bảo công năng, thẩm mỹ và mang đậm dấu ấn cá nhân.

Yếu tố phong thủy

image005

Nhà ống chỉ có một mặt thoáng vì vậy việc bố trí hài hòa công năng sinh hoạt vừa thuận tiện, vừa hợp phong thủy là điều rất quan trọng. Do vậy, việc bố trí theo công năng sử dụng và phong thủy phải tính toán thật kỹ lưỡng. Sau đây là những lưu ý cơ bản nhất về phong thủy nhà ống:

  • Tránh đặt cầu thang giữa nhà bởi cầu thang sẽ rút cạn năng lượng trung tâm của cả ngôi nhà. Đồng thời, không nên thiết kế cầu thang và cửa ra vào thẳng nhau vì cách bố trí này sẽ tạo nguồn năng lượng bất ổn trong nhà.
  • Tránh việc 2 nhà mở cửa đối diện nhau, nếu không thể đảo cửa, bạn nên sử dụng bình phòng (chậu cây, kệ tủ) để che chắn.
  • Để cân bằng âm dương, gia chủ cần thiết kế sân trong hoặc giếng trời giúp mang ánh sáng tự nhiên và vượng khí vào nhà.
  • Không nên đặt bếp nấu thẳng với giường ngủ ở phía trên bởi điều này sẽ tác động tiêu cực đến sức khỏe lẫn tâm ký của người sử dụng.

Đảm bảo an toàn, phòng cháy chữa cháy

Đây là nguyên tắc vô cùng quan trọng nhưng trên thực tế lại ít người quan tâm tới. Đã có rất nhiều vụ cháy nghiêm trọng gây thương vong cho những người sống tại các ngôi nhà bịt kín, không lối thoát hiểm. Trước thực trạng đó, giới chuyên gia khuyến nghị rằng nhà ống dù xây để ở hoặc kinh doanh đều phải thiết kế cửa ở 2 đầu nhà nếu có thể. Trường hợp chỉ có 1 cửa ở phía trước, phải thiết kế sao cho người trong nhà thoát được ra nhanh nhất.

Đồng thời, gia chủ nên mở lối thoát hiểm ở ban công. Thậm chí đối với những nhà liền kề nhau nên tạo ra những lối thoát hiểm từ nhà này sang nhà khác, phòng khi hỏa hoạn có thể hỗ trợ nhau.

 

620x222 (3)-01