Xây móng nhà ở cao tầng và những điều cần lưu ý.
Móng nhà là yếu tố quan trọng nhất trong thiết kế của một ngôi nhà. Nó quyết định độ chắc chắn của ngôi nhà, nhất là đối với nhà cao tầng. Đối với công trình nhà cao tầng thì phần móng phải được thiết kế tỷ mỷ, tránh gây ra những sai lầm đáng tiếc. Và phải tìm hiểu thật kỹ nền đất nơi sẽ thi công để chọn loại móng phù hợp và an toàn, vì hiện nay với sự phát triển về mọi mặt cả về kiến trúc phần móng nhà cũng trở nên đa dạng hơn.
1. Vai trò của móng nhà
Móng nhà là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần được lưu ý khi xây nhà. Đảm nhiệm chức năng trực tiếp tải trọng của toàn bộ ngôi nhà giúp đảm bảo cho công trình chịu được sức ép của trọng lực từng các tầng lầu khối lượng của công trình. Tuỳ thuộc vào tải trọng, chiều cao của công trình sẽ sử dụng loại móng phù hợp và an toàn. Đối với những công trình nhà ở nhỏ và thấp tầng như nhà phố hay biệt thự thì phần nền móng cũng không quá phức tạp. Ngoại trừ công trình nằm trên những khu đất có nền đất yếu.
2. Các loại móng dành cho nhà cao tầng
Móng tự nhiên: Đây là loại móng được hình thành sẵn trong tự nhiên không cần tác tộng bất cứ 1 việc gì và tải trọng của loại móng này rất yếu, chỉ phù hợp với thiết kế nhà tranh không phải chịu nhiều tải trọng. Khẳng định là không thể dùng cho thiết kế nhà cao tầng.
Móng đơn: Là các cột trụ riêng hay các cột riêng tạo thành một cụm cột, có tác dụng nâng đỡ, chịu lực rất tốt. Và nói đến chi phí thì móng đơn ít chi phí nhất trong tất cả những loại móng. Nó chỉ được dùng trong cải tạo sử chữa nhà nhỏ chứ không được sử dụng vào biện pháp thi công phần móng nhà cao tầng.
Móng băng: Được thiết kế theo dải dài hay giao nhau theo hình chữ thập, đối với móng băng việc chịu tải trọng sẽ được chia đều ra do đó mà móng kiên cố hơn. Đối với việc thi công xây dựng thì sẽ dễ hơn móng đơn rất nhiều.
Móng bè: Trải rộng dưới toàn bộ công trình giúp giảm áp lực của công trình lên nền đất. Đây là 1 loại móng được dùng chủ yếu ở nơi có nền đất yếu, mềm và chịu lục kém.
Móng cọc: Là loại móng bao gồm có cả đài cọc và cọc, tải trọng của công trình sẽ được truyền xuống lớp đất đá cứng nhất nhờ hệ thống cọc. Thời xưa người ta dùng tre, nứa làm móng cọc, còn hiện đại bây sử thay thế bằng các loại vật liệu cốt thép vô cùng kiên cố.
3. Lưu ý khi thi công móng nhà cao tầng
Thứ 1: Khảo sát địa chất
Công việc quan trọng ảnh hưởng đến việc bố trí cũng như lựa chọn phương án thiết kế kết cấu móng nhà 2 tầng, 3 tầng của ngôi nhà. Mọi công đoạn thi công tính toán tải trọng đều căn cứ trên nền địa chất thực tế này.
Móng đơn: Với sức chịu tải thấp nhất trong 4 loại móng, chỉ phù hợp cho làm sân, cổng không chịu tải nhiều như phần nhà, phù hợp đất cứng không bị lún.
Móng băng:
Khả năng chịu tải dưới 30 tấn.
Phù hợp đất cứng.
Không có điều kiện ép cọc như đường rộng trên 3m.
Phù hợp nhà có quy mô từ 2 – 3 tầng diện tích sàn không quá cao trên 150m2.
Móng cọc: Móng sâu nên độ chịu tải tốt trên 30 tấn, phù hợp đất yếu dễ lún khu vực gần sông, ao, hồ, kênh… Điều kiện thi công cho phép đường rộng trên 3m, bề ngang đất trên 3m.
Móng bè: Thuộc dạng móng nông như móng băng được liên kết với nhau sức chịu tải tốt hơn móng băng, phù hợp cho nhà phố có diện tích lớn trên 120m2.
Thứ 2: Lựa chọn phương án thiết kế và thi công đúng thiết kế
Phương án thiết kế móng sẽ được tính toán sau khi khảo sát địa chất công trình cụ thể vào từng thời điểm xây dựng cụ thể của mỗi gia đình. Nếu để sắp xếp chi phí thấp đến tăng dần sẽ như sau:
Móng đơn tính 20% diện tích xây dựng.
Móng băng tính 50% diện tích xây dựng.
Móng cọc tính 40% diện tích xây dựng như chi phí ép cọc tính riêng.
Móng bè chi phí cao nhất tính 100% diện tích xây dựng.
Sau khi khảo sát địa chất và đã lựa chọn được phương án thiết kế móng thì yêu cầu giai đoạn thi công phải được chuẩn bị kỹ lưỡng, thi công đúng như thiết kế để đảm bảo tải trọng cho kết cấu của toàn bộ công trình.
Thứ 3: Chọn vật tư thi công tốt, đảm bảo chất lượng công trình
Việc chọn được vật liệu tốt không khó, tuy nhiên vì hiện nay có rất nhiều nguồn cung cấp vật liệu cũng như giá thành khác nhau mà các gia chủ nên có sự tìm hiểu trước. Chọn vật liệu để đảm bảo cho ngôi nhà bền và khỏe hơn không chỉ phụ thuộc vào việc chọn các đồ nội thất bên trong mà còn là những vật liệu hình thành nên một ngôi nhà như cát, xi măng, gạch ….
Một trong số vật liệu nền móng quan trọng đó chính là xi măng.
Đâu phải ai cũng biết vai trò to lớn và quan trọng của xi măng. Vậy thì vai trò của xi măng là gì? Công dụng quan trọng nhất của xi măng chính là tạo ra vữa và bê tông. Nó là chất kết dính mạnh mẽ, liên kết tất cả các thành phần cấu thành khác, chịu được tác động của môi trường.
Vì vậy, việc lựa chọn xi măng là rất quan trọng. Làm sao để lựa chọn được xi măng chất lượng cao, giúp công trình của bạn được bền đẹp và chắc chắn đang là mối quan tâm của nhiều gia đình.
Các sản phẩm của Xi măng Long Sơn
– Xi măng Long Sơn PCB 30, có độ mịn cao giúp cho cường độ phát triển sớm. Đồng thời có khả năng giữ nước cao giúp tăng cường tính dẻo cho bê tông và vữa xây trát làm cho công đoạn hoàn thiện dễ dàng hơn, không gây hiện tượng rạn nứt lớp vữa tô trát của công trình.
– Sản phẩm PCB 40 có khả năng chống lại xâm thực Sunfat có lợi hơn cho viêc xây dựng các công trình ngầm dưới mặt đất, mặt nước & những vùng nhiễm mặn. Mặt khác độ tỏa nhiệt khi thi công thấp, thuận lợi cho thi công bê tông khối lớn.Xi măng Long Sơn PCB 40 phù hợp với cho việc đổ bê tông mái, dầm, cột với độ bền cao.
– Xi măng rời công nghiệp của nhà máy xi măng Long Sơn được thiết kế chuyên biệt cho các dự án hạ tầng quy mô lớn. Xi măng rời có độ dư mác cao và ổn định về chất lượng. Đạt tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam TCVN 6260:2009 và tiêu chuẩn quốc tế ASTM C 1157-02 loại Type GU hoặc EN 197-1 : 2000 loại CEM II/A-M 42,5R.
Nếu chuẩn bị xây một công trình nào đó dù bạn chọn công ty xây dựng giúp tính toán, thì bạn vẫn nên tìm hiều kỹ về vật liệu xây dựng để đảm bảo có một công trình đẹp, an toàn và tiết kiệm.