Giải pháp chống thấm sân thượng thông dụng và hiệu quả cao hiện nay
Hiện nay, tại các khu đô thị lớn để có một khu vườn nhỏ trồng rau cũng như các loại cây yêu thích là điều rất khó khăn. Vì vậy, các gia đình thường tận dụng sân thượng để thực hiện điều này. Tuy nhiên, đây cũng chính là nơi có nguy cơ bị ứ đọng cao dẫn đến tình trạng dột thấm. Hiểu được điều này, Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những phương pháp chống thấm sân thượng hiệu quả và thông dụng nhất hiện nay.
- Nguyên nhân gây hiện tượng sân thượng bị thấm
- Trần nhà không được thi công chống thấm ngay từ khi xây dựng: Đây là một trong những nguyên nhân chính và phổ biến nhất dẫn đến tình trạng này. Nhiều gia chủ thường không quan tâm đến công tác chống thấm cho trần nhà, chỉ đến khi bắt đầu thấy có hiện tượng thì mới bắt đầu có biện pháp khắc phục.
- Sử dụng vật liệu chống thấm kém chất lượng: Sân thượng là nơi tiếp xúc trực tiếp với nước nhiều nhất, do đó nếu sử dụng vật liệu xây dựng kém chất lượng cũng như thi công không tốt sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng thấm nước.
- Không thiết kế hệ thống thoát nước: Việc không thiết kế hệ thống thoát nước hợp lý sẽ dẫn đến nước bị ứ đọng quá lâu, gây ra hiện tượng thấm dột cho ngôi nhà, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ cũng như chất lượng của toàn bộ công trình.
- Giải pháp dùng để chống thấm sân thượng phổ biến nhất hiện nay:
- Sử dụng sơn chống thấm
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại sơn có công dụng chống thấm, đây là loại sơn có khả năng bảo vệ mặt sàn gạch hay bê tông khỏi sự thẩm thấu nước vào sâu bề mặt sàn.
Trước khi thi công cần phải làm sạch sẽ bề mặt sàn, loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn để lớp sơn bám chắc và hiệu quả hơn. Sau đó bả 2 lớp chống thấm lên trên, mỗi lớp cách nhau khoảng 6 giờ. Sau khi lớp bả khô sẽ tiến hành sơn lót. Sơn lót sẽ dùng loại sơn không dung môi hoặc có dung môi nhưng không màu. Sơn phủ 2 lớp lên trên là bạn đã hoàn thành công đoạn chống thấm cho sân thượng.
- Sử dụng hóa chất chống thấm cho sân thượng
Hóa chất được sử dụng phổ biến nhất trong công tác chống thấm là Water Seal DPC kết hợp vữa chống thấm 2 lớp. Đây là nguyên liệu dễ thi công mà không cần kỹ thuật cao và không mất nhiều thời gian.
Việc đầu tiên là làm thật sạch bề mặt, sau đó tạo một lớp vữa mỏng để lấp kín những vết rạn nứt của sân thượng. Nếu vết nứt lớn, bạn nên đục thành chữ V sau đó rót vữa tự chảy để lấp đầy lỗ này. Tiếp theo sử dụng vữa chống thấm 2 lớp để tiến hành quét 2 lớp, mỗi lớp cách nhau 2h để vữa khô. Đợi 3-4h sau khi lớp vữa chống thấm khô. Phun dung dịch chống thẩm thấu Water Seal lên toàn bộ sân thượng. Chú ý nên phun 2 lớp, mỗi lớp cách nhau từ 3-4 phút, phun phải đều và đảm bảo ướt mặt sàn. Phun chân tường cao lên khoảng 15-20cm.
Để khô bề mặt thì tiến hành ngâm nước bảo dưỡng trong 24h là có thể tiến hành nghiệm thu.
- Sử dụng tấm trải Bitum membran
Quét 1 lớp sơn lót gốc Bitum lên bề mặt sàn đã được vệ sinh sạch sẽ. Sau đó dán tấm Bitum Membrane lên trên lớp lót bằng đèn khò khí ga. Sử dụng máy khò bằng gas đốt nóng bề mặt thi công và khò mặt dưới màng chống thấm rồi dán nhanh phần màng đã được khò nóng xuống bề mặt sàn. Dùng con lăn cao su để ép chặt phần màng ở khu vực đã khò. Lăn từ giữa ra 2 hướng mép của màng chống thấm để tạo bề măt phẳng và tránh hiện tượng bọt khí bị nhốt lại trên bề mặt. Nếu có hiện tượng bong bóng xuất hiện vài chỗ sau khi thi công, đâm thủng khu vực đó bằng vật bén nhọn, lổ thủng này sẽ tự động hàn kín trong quá trình làm phẳng hoàn thiện.
Sau khi lớp màng chống thấm khô, tiến hành phủ 1 lớp vữa bảo vệ xi măng – cát M75 độ dày 2 – 3cm rồi để khô. Tiến hành bảo dưỡng bề mặt tối thiểu 7 ngày trước khi tiến hành làm vườn trên sân thượng.
- Chống thấm sân thượng bằng gạch lát
Đây là vật liệu chống thấm khá phổ biến tại các công trình. Không chỉ có tác dụng chống thấm, việc lát sân thượng bằng gạch còn giúp chống nóng và tăng tính thẩm mỹ cho sân thượng của gia đình bạn.
Tùy theo phong cách thiết kế của công trình mà bạn chọn loại gạch phù hợp. Dù chọn theo phong cách nào thì gạch lát sân thượng cũng phải đảm bảo có bề mặt men khô, nhám, sần để giúp chống trơn trượt, bởi đây là nơi thường xuyên tiếp xúc ẩm ướt.
Cấu kiện cần phải đủ vững chắc để có thể chịu thêm tải trọng của lớp keo dán gạch, lớp gạch và keo chà ron. Sân thượng cần được thiết kế có độ dốc để thu nước về một chỗ. Thêm vào đó, nên có một hệ thống chống thấm dưới lớp gạch để tránh trường hợp nước bị rò rỉ xuống khu vực bên dưới.