Những gợi ý cho bạn khi thiết kế mái nhà và những điều cần lưu ý.

10/09/2021 09:29 404 views Category: Kiến trúc xây dựng
Mái nhà là một trong những thành phần kiến trúc quan trọng của ngôi nhà. Việc thiết kế mái nhà ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sử dụng của gia chủ sau này. Vậy thiết kế mái nhà như thế nào để đảm bảo tính thẩm mĩ cũng như độ an toàn cho gia chủ.  Để phần mái có thể làm tròn vai trò, chức năng đó, gia không nên bỏ qua những lưu ý quan trọng khi thiết kế.

Cấu tạo lợp mái.

Đối với những ngôi nhà truyền thống, xà gồ thường được đặt ở đỉnh mái nhà và kéo dài từ Đông sang Tây. Bên cạnh đó, xà gồ còn được bọc vải đỏ ở hai đầu và treo thêm tấm bùa để ngăn chặn các nguồn năng lượng xấu, gây ảnh hưởng đến phong thủy của ngôi nhà.

Còn với những ngôi nhà hiện đại thời nay, xà gồ không được đặt ở đỉnh nhà nữa mà thường sẽ đặt 2 cây xà gồ gần nhau trên đỉnh mái nhà để tạo thế cân bằng. Ngoài ra, cũng có một số gia đình lựa chọn giải pháp đổ mái bằng để không phải mất thời gian xây dựng, thiết kế cũng như giúp tiết kiệm chi phí.

Giải pháp chống nóng.

Mái nhà thiết kế tạo ra không khí mát mẻ những ngày hè nóng bức. Đây cũng là lý do người xưa thường dùng rơm rạ để làm mái nhà. Do vậy, theo mục đích sử dụng mà ta cần lựa chọn những phương pháp chống nóng thích hợp.

  1. Chọn vật liệu mái phù hợp.

1

Các vật liệu hay được sử dụng để chống nóng mái nhà như:

– Ngói đất nung, đất sét: Những loại ngói làm bằng đất sét thường có màu sáng, không giữ nhiệt. Được sản xuất theo công nghệ hiện đại, ngói đất nung và đất sét đều có khả năng phản xạ nhiệt, làm mát nhà rất tốt. Ngói được đúc dạng chữ S tạo thành vòm lồng vào nhau giúp thoát nước nhanh, lưu thông không khí đều đặn.

– Ngói đá đen: Loại ngói này có độ bền cao, ít phải bảo dưỡng, đặc biệt là có tính phản xạ nhiệt tự nhiên, giúp giảm lượng nhiệt hấp thụ vào bên trong nhà. Tuy nhiên, nhược điểm của ngói đá đen là trọng lượng lớn và chi phí cao.

– Ngói bê tông phẳng màu trắng: Đây là loại ngói thuộc nhóm vật liệu có độ bền cao, phản xạ tới 77% ánh sáng mặt trời, thích hợp để lợp mái nhà vùng khí hậu nóng.

– Mái nhà kim loại trắng: Tấm lợp kim loại màu trắng có khả năng phản xạ 66% năng lượng mặt trời. So với các loại vật liệu làm mái khác, tấm lợp này lạnh nhanh hơn vào ban đêm, giữ nhiệt trong thời gian ngắn. Kim loại dùng làm mái nhà thường là nhôm, thép, có thể pha thêm đồng và được áp dụng công nghệ chống ăn mòn. Tuy nhiên, chi phí cho mái nhà lợp kim loại thường cao hơn 20-30% so với mái truyền thống.

– Mái nhà có hệ thống quang điện hoặc tấm pin mặt trời: Kiểu mái này giúp chuyển năng lượng mặt trời thành điện năng. Kích thước và hình dạng của các tấm pin tương tự ván lợp truyền thống nên không ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ của ngôi nhà.

 

  1. Sử dụng sơn chống nóng.

2

Sơn chống nóng là loại sơn thường được sử dụng cho các loại mái tôn. Việc sử dụng sơn chống nóng cho trần mái tôn có khả năng giảm nhiệt hiệu quả 12 – 26 độ C khi nhiệt độ mái là trên 60 độ C. Nhiệt độ càng cao thì sự chênh lệch nhiệt độ bên ngoài và bên trong nhà càng lớn. Ngăn cản truyền nhiệt và phản xạ ánh sáng, chống lại các tia nắng mặt trời.

Với thời tiết nắng nóng, nếu dùng sơn chống nóng sẽ tăng năng suất lao động và tiết kiệm điện năng sử dụng. Bảo vệ và tăng tuổi thọ độ bền cho mái tôn. Đồng thời còn giúp giảm tiếng ồn trên mái tôn khi trời mưa to.

 

  1. Sử dụng tấm lợp cách nhiệt.

3

Cách chống nóng mái tôn này được nhắc đến cuối cùng bởi đây là phương pháp chống nóng mái tôn tối ưu nhất, mang tính lâu dài, được thực hiện từ khi xây dựng công trình chứ không như các phương pháp chống nóng bổ sung và tạm thời khác.

Khi sử dụng tấm lợp cách nhiệt bạn không cần sử dụng thêm phương pháp cách nhiệt bổ sung nào khác, thậm chí có thể sử dụng trực tiếp máy điều hòa nhiệt độ trong phòng mà không sợ “mất hơi lạnh”, tốn điện.

 

  1. Sử dụng hệ thống phun nước trên mái nhà.

4

Hệ thống phun nước trên mái nhà (nhất là nhà mái tôn) được xem là giải pháp chống nóng đơn giản, tiết kiệm, an toàn và thân thiện với môi trường. Dòng nước sẽ giúp giảm đáng kể lượng nhiệt hấp thụ trên mái, mang đến bầu không khí mát mẻ, xua tan cảm giác ngột ngạt, khó chịu trong mùa hè oi nóng.

 

  1. Trông cây xanh phủ kín mái nhà.

5

Đây có thể coi là giải pháp tự nhiên, sử dụng cây xanh để làm mát cho mái nhà. Với khả năng chống nóng tương đối tốt, mang lại cảnh quan xanh cho ngôi nhà. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý nên làm giàn khung đan lưới cách mái tôn một khoảng 20 cm để tránh cành lá tiếp xúc trực tiếp với mái. Vào mùa hè nắng gắt, nhiệt độ tôn lên cao có thể khiến lá cây bị khô héo, cháy.

 

Chống thấm cho mái nhà.

Mái nhà bị thấm dột không chỉ ảnh hưởng tới độ an toàn của công trình, quá trình sinh hoạt của gia đình mà còn gây mất thẩm mỹ. Gia chủ nên có giải pháp chống thấm cho phần mái ngay từ khi xây nhà để đạt hiệu quả cao nhất. Sau đây là một số phương pháp chống thấm cho các kiểu mái nhà phổ biến hiện nay.

  1. Chống thấm cho mái bê tông.

– Sử dụng màng chống thấm: Hiện có nhiều loại màng chống thấm như màng dán lạnh, màng khò nóng có độ bền cao, khả năng chống thấm rất tốt để bạn lựa chọn và an tâm sử dụng.

– Vật liệu phun hoặc quét tạo màng: Bạn có thể phun/quét vật liệu dạng lỏng này lên mái bê tông để tạo thành lớp màng bảo vệ phần mái khỏi các điều kiện thời tiết gây thấm dột.

– Sử dụng phụ gia chống thấm: Nhằm tăng khả năng chống thấm cho mái bê tông, bạn dùng phụ gia này trộn cùng vật liệu xây dựng, tạo độ bền vững cho kết cấu công trình.

– Hóa chất chống thấm phun/quét thẩm thấu gốc xi măng: Cách chống thấm này tuy dễ thi công nhưng nhược điểm là khi bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp sẽ khiến độ bền và khả năng chống thấm giảm sút.

  1. Chống thấm cho mái ngói hoặc mái tôn.

Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng thấm dột của mái ngói, mái tôn trong mùa mưa là do ngói bị vỡ, thấm nước ở dấu đinh đóng hoặc tại các điểm mối nối. Do đó, để chống thấm cho mái ngói, gia chủ cần chỉnh lại mái ngói; sử dụng hỗn hợp cát, xi măng, phụ gia chống thấm trét một lớp dày lên bề mặt bị thấm dột.

Với mái tôn, bạn hãy dùng vít đinh đóng chặt vào để ngăn nước thấm vào bên dưới. Để chống thấm hiệu quả hơn, chủ nhà có thể kết hợp cùng sơn chống thấm sơn lên chỗ đinh vít.

3.Chống thấm đối với mái bằng.

Thực tế cho thấy, mái bằng ít bị thấm dột hơn so với các loại mái nhà khác. Nguyên nhân thấm dột là do vật liệu làm mái có những lỗ nhỏ li ti mắt thường không nhìn thấy được, sau một thời gian dưới tác động của điều kiện thời tiết khiến các lỗ này phình to và thấm nước. Để khắc phục, gia chủ có thể sử dụng sơn chống thấm sơn lên vị trí bị thấm dột hoặc dùng màng khò nóng dày 3mm dán ven lên chân tường 15-20cm.

 

Hệ thống thu sét.

1. Công nghệ kim cổ

Sử dụng công nghệ chống sét kim cổ tiêu chuẩn  gồm có 3 bộ phận:

  • Đầu kim thu sét:Thông thường phần này sẽ được làm từ thép và mạ đồng. Đồng có thể là đồng thau đúc hoặc bằng inox. Đầu kim thu sẽ có một chiều dài nhất định, phụ thuộc chủ yếu vào cấu trúc của công trình cần được bảo vệ.
  • Dây dẫn sét:Dây dẫn là một thiết bị truyền đưa dòng sét từ đầu kim thu đi đến các hệ thống tiếp đất. Chất liệu sử dụng phổ biến cho dây dẫn là cấp đồng trần hay có thể thay bằng đồng lá.
  • Hệ thống dây tiếp đất:tác dụng của bộ phận này sẽ tản dòng điện ở trong đất.
  1. Công nghệ tán mây tiện ích.

Hệ thống chống sét bằng công nghệ tiêu tán các đám mây được dùng rất ít cho nhà ở dân dụng. Chủ yếu dùng cho nhà ở cao tầng, văn phòng vì nó có giá thành lắp đặt cao. Để hoàn thiện công nghệ chống sét này, cũng cần có đủ 3 phần:

  • Các đầu dây phát ra ion dương:Vật liệu để làm có thể bằng inox hoặc thép được mạ đồng. Đầu phát này sẽ được làm có nhiều quả cầu gai, có hình dạng chiếc ô hoặc hình cánh dơi có nhiều gai.
  • Các dây dẫn sét:Thiết bị này sẽ có tác dụng dẫn các dòng ion dương từ mặt đất. Đưa lên các thiết bị phát ion dương. Dây dẫn sẽ được làm từ vật liệu đồng trần, có tiết diện dao động khoảng 50 đến 70 mm2.
  • Hệ thống dây tiếp đất:Bộ phận sẽ có tác dụng tản dòng điện sét ở phía trong đất. Bộ phận này có cấu hình giống như hệ thống tiếp đất của hệ thống đánh thẳng ở bên trên.

3. Công nghệ phát tia tiên đạo sớm

Sử dụng công nghệ phát tia tiên đạo sớm để chống sét cần có đủ 3 phần sau:

  • Đầu thu lôi:Bộ phận này sẽ phát ra tia tiền đạo đi lên và thu sét về phía nó. Vị trí đầu này sẽ gắn ở trên trụ đỡ, độ cao trung bình ở khoảng 5m so với đỉnh của công trình cần được bảo vệ.
  • Dây dẫn sét:Luồng sét từ đầu thi lôi sẽ được truyền đưa qua hệ thống tiếp đất. Vật liệu để làm dây dẫn sẽ là cáp đồng trần hoặc là đồng lá. Dây dẫn sẽ có tiết diện khoảng từ 50 đến 75 mm2.
  • Hệ thống tiếp địa:Chức năng tiếp địa và cấu tạo cũng không có gì khác so với hệ thống tiếp địa của 2 công nghệ trên. Vẫn để làm tản dòng điện sét ở trong đất.

 

 

 

620x222 (3)-01