Thiết kế nhà có tầng hầm nên hay không nên?

30/01/2021 10:43 606 views Category: Kiến trúc xây dựng

Ngày nay, trong bối cảnh “đất chật, người đông” thì khi xây dựng một ngôi nhà, gia chủ nào cũng mong muốn có thể tận dụng tối ưu các không gian để đáp ứng yêu cầu về sự tiện nghi, công năng cũng như tính thẩm mỹ ngày càng cao. Nhiều công trình xây dựng đang hướng đến việc xây thêm một tầng hầm để tăng không gian sử dụng. Vậy có nên xây nhà có tầng hầm không? Và khi xây dựng cần lưu ý những gì?

Tầng hầm là gì?

Tầng hầm là tầng nằm ngay dưới tầng trệt và sẽ có một phần hoặc hoàn toàn ở dưới mặt đất. Không gian của tầng hầm thường tối, ít thông thoáng do được xây hoàn toàn bên dưới mặt đất.

image001

Có nên xây nhà có tầng hầm hay không

Nơi lưu trữ tiện ích

Đây sẽ là khoảng không gian lý tưởng để bạn lưu trữ những đồ đạc ít khi dùng đến cũng như giúp tiết kiệm được không gian trên mặt đất của ngôi nhà. Dưới tầng hầm có thể chứ nhiều đồ đạc và các loại máy móc, ví dụ như: hệ thống điều hòa, máy nước nóng, lò sưởi….

Gara để xe

image003

Đối với những ngôi nhà ống thì tầng hầm sẽ rất thích hợp làm gara để xe, nó không chỉ giúp chiếc xe của bạn tránh khỏi sự tác tác động của thời tiết bên ngoài mà còn có đủ ánh sáng, độ thông thoáng.

Đối với những căn nhà cho thuê, nếu xây nhà có tầng hầm sẽ giúp chủ nhà cũng như người thuê giải quyết tốt vấn đề để xe.

Nâng mặt bằng chung của các tầng khác

Làm nhà có tầng hầm sẽ nâng cao mặt bằng chung của ngôi nhà giúp cho không gian bên trong được thông thoáng và cao ráo hơn. Hơn nữa, tầng hầm còn tăng khả năng chống ẩm cho tầng trệt cho ngôi nhà bạn.

Tận dụng làm nơi giải trí và thư giãn.

image005

Tầng hầm cũng có thể là nơi để gia chủ thể hiện cá tính của mình. Đây là khoảng không gian để trưng bày phòng lưu trữ, sưu tập rượu. Bên cạnh đó, không gian dưới lòng đất còn trở thành phòng karaoke, phòng xông hơi, phòng chơi nhạc, phòng lưu trữ đồ cổ…

Nhược điểm nhà tầng hầm

  • Chi phí lớn và thi công hầm phức tạp:Để có thể xây thêm tầng hầm bạn phải bỏ ra chi phí nhiều hơn so với việc không xây. Cụ thể, cao hơn 150% so với làm sàn không có hầm, vì toàn bộ tường sàn hầm phải đổ bê tông và chống thấm, đồng thời xây hầm càng sâu thì chi phí càng nhiều vì phải đổ bê tông và chống thấm.

Tuy nhiên nếu như thu nhập từ việc cho thuê tầng trệt (tầng hầm) có thể bù đắp nhanh chóng chi phí làm hầm. Đơn cử như karaoke, công ty bất động sản, văn phòng trụ sở…

  • Đảm bảo kỹ thuật thi công:Thi công tầng hầm cần phải đảm bảo kỹ thuật vì việc đào sâu dưới lòng đất có thể làm ảnh hưởng đến độ chắc chắn của căn nhà. Ngoài ra còn có thể gây nên tình trạng sụp lún những nhà xung quanh. Vật liệu xây tầng hầm cũng nên đảm bảo tốt.
  • Không phải ngôi nhà nào cũng xây hầm được:Xây hầm cần tính toán đến độ chắc và khả năng ảnh hướng đến những nhà xung quanh. Vì đa số những ngôi nhà cũ tại trung tâm TP.HCM có móng rất nông
  • Chiều dài công trình khó làm hầm:Nếu nhà của bạn không đảm bảo đủ chiều dài công trình thì tốt nhất không nên làm hầm vì khó làm ram dốc.

Có nên làm nhà có tầng hầm không? Điều này phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng, mục đích và chi phí của mỗi gia đình. Nhà có tầng hầm thường được sử dụng nhiều tại các công trình công cộng với mục đích kinh doanh như: Khách sạn, nhà hàng, phòng tập, tòa văn phòng, khu thương mại, tòa căn hộ, trường học…

Những lưu ý khi xây dựng nhà có tầng hầm

Để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật cũng như độ thông thoáng cho tầng hầm, khi thiết kế bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

Quá trình đào đất:

  • Đối với những căn nhà nằm trên khu đất yếu thì trong quá trình xây dựng cần sử dụng những cọc khoan nhồi 300 – 400, khoảng cách giữa các cọc là vài tấc. Trên đầu cọc là đà giằng liên kết các cọc lại và phải có hệ giằng chống. có thể dùng thép hình chữ H, chữ L để giằng các cọc vây trong quá trình đào đất.
  • Đối với mặt bằng tốt thì cần đào đến đâu đặt gạch đến đó. Đây là khâu quan trọng và tùy thuộc vào những nền đất khác nhau để đưa ra những phương án cho phù hợp. Vì thế câu hỏi xây nhà có tầng hầm hay không trở nên quan tâm.
  • Công trình hầm nằm trên đất tốt, có vị trí xây dựng giữa khuôn viên đất mới, sử dụng ví dụ như xây các biệt thự ở quê, vùng đất rộng thì nên dùng phương án ván ép định hình là tốt nhất. Đây là yếu tố quan trọng trong việc có nên xây nhà có tầng hầm hay không.

Quá trình thiết kế:

  • Nếu nhà có nhiều lầu, nhu cầu để xe cao thì làm hầm (hầm trọn vẹn hoặc bán hầm) sẽ rất thuận tiện. Có nên xây nhà có tầng hầm hay không cần quan tâm đến vấn đề này.
  • Tuy nhiên đối với trường hợp không quá cần thiết nên làm hầm theo dạng trệt thấp, bán hầm để giảm chi phí làm móng bè cho hầm, cũng như giải quyết được các yếu tố chiếu sáng, tránh ngập úng.

Quá trình thi công:

  • Trong quá trình thi công cần đưa ra những giải pháp chống thấm chủ động, chống thấm bị động để chống thấm từ dưới lên, từ ngoài vào với những giải pháp phù hợp.
  • Trước khi xây tô cần phải kiểm tra bê tông tường trong đất có bị thấm chảy hay không, nếu có thì cần xử lý ngay để đảm bảo tường, bê tông chỉ có thẩm ấm sau đó mới xây tường gạch, tại hố thu bố trí máy bơm để bơm nước lên hệ thống thoáng nước thấm ứ đọng…

Thiết kế ánh sáng cho tầng hầm:

  • Khi xây tầng hầm thì việc thiết kế ánh sáng tự nhiên rất quan trọng để  mang đến sự thông thoáng, sạch sẽ.
  • Ở những tầng hầm hay bán hầm không thể bố trí giếng trời thì có thể chừa những khe hở nhỏ hoặc dùng gương phản chiếu để tránh cảm giác ngột ngạt ẩm thấp cho tầng hầm.

Nguồn: sưu tầm

 

620x222 (3)-01