Xây nhà vào mùa mưa và những điều cần lưu ý.
Nhiều người cho rằng xây nhà mùa mưa chẳng tốt chút nào. Nó khiến công trình không được chắc chắn, vật liệu ẩm ướt xuống cấp, gây khó khăn cho quá trình xây dựng. Vậy thực hư của vấn đề này như thế nào, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu.
Xây nhà mùa mưa là ưu điểm hay nhược điểm ?
Nói đến mưa gió người ta thương nghĩ ngay đến những nhược điểm. Xây nhà mùa mưa cũng vậy, nó cũng có những hạn chế như nguyên vật liệu dễ bị ẩm ướt khó bảo quản, chất lượng bê tông giảm sút, công nhân làm việc sẽ vất vả hơn hay chất liệu bê tông bị ảnh hưởng,…
Nhưng bên cạnh đó, có rất nhiều ưu điểm khi xây nhà mùa mưa mà nhiều người chưa biết. Đó là:
- Đất mềm hơn, gia công nền móng dễ hơn, đồng nghĩa với việc móng nhà của bạn đảm bảo được độ an toàn và chắc chắn. Từ đó giúp căn nhà vững chãi, bền bỉ hơn.
- Vào mùa mưa, nhiệt độ giảm xuống, độ ẩm tăng lên là điều kiện thuận lợi giúp tăng độ kết dính của bê tông, hạn chế được nứt nẻ công trình.
- Đổ bê tông xong người ta thường phải theo dõi và thường xuyên tưới nước để bê tông chắc hơn thì vào trời mưa chúng ta sẽ không cần làm việc đó nữa. Nhưng lưu ý che chắn khi mưa quá to và mưa lâu ngày để tránh ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
- Về kết cấu, đổ bê tông vào mùa mưa ít giãn nở và dễ nhìn thấy những lỗi giãn nứt, rò rỉ để tiến thành chống thấm kịp thời.
Vậy khi xây nhà vào mùa mưa chúng ta cần lưu ý điều gì ?
- Chọn và bảo quản vật liệu.
Mùa mưa thì lượng độ ẩm trong không khí cao, ít ánh nắng mặt trời. Nên các thành phần hay vật liệu xây dựng cần đảm bảo chất lượng, không nên chọn loại vật tư có giá rẻ và cần được bảo quản để không ảnh hưởng đến toàn bộ công trình. Chẳng hạn:
- Gạch: là vật liệu được làm từ đất sét nên rất nhanh mục nát khi gặp nước mưa, vì vậy cần che chắn khi trời mưa.
- Xi măng: đóng vai trò là thành phần quan trọng để tạo ra bê tông làm chất kết dính các nguyên liệu khác nên việc bảo quản xi măng là rất quan trọng, nếu bị ướt xi măng sẽ không thể sử dụng được nữa. Hơn nữa, bạn cần lựa chọn xi măng chất lượng cao để giúp công trình bền đẹp hơn.
- Cát, đá là những vật liệu rất dễ bị rửa trôi khi mưa lớn, vì vậy cần che chắn cẩn thận, tránh gây tốn kém chi phí xây dựng công trình.
- Sắt thép: là kim loại nên rất dễ bị han gỉ khi gặp nước làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
- Thường xuyên kiểm tra công trình.
Trời mưa, độ ẩm cao, nhiệt độ thấp làm cho bê tông chắc chắn hơn. Nhưng nếu mưa lớn, lượng nước quá nhiều sẽ khiến bê tông nứt gãy, lồi lõm. Vì vậy, để có được quá trình thi công hoàn hảo hảo nhất vào mùa mưa thì bạn phải thường xuyên kiểm tra chất lượng công trình để phát hiện và xử lí kịp thời những lỗi phát sinh. Ngoài ra, việc kiểm tra còn giúp gia chủ phát hiện ra những điểm không vừa ý trong thi công. Hoặc đơn vị thi công không làm đúng theo bản thiết kế ban đầu.
- Đổ bê tông gặp trời mưa cần xử lí như thế nào ?
Khi thi công vào mùa mưa nên chuẩn bị các phương án để đối phó vì nếu gặp mưa lớn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bê tông. Làm hệ thống thu và tiêu thoát nước mưa, chuẩn bị những thứ có thể che chắn mưa trước khi thi công. Hoặc căn cứ vào lượng mưa thực tế để đánh giá mức độ mưa làm ảnh hưởng đến bê tông. Việc xử lý mạch ngừng đơn giản hơn nhiều so với xử lý bê tông không đảm bảo chất lượng do mưa.
Nếu lượng mưa nhỏ có thể vẫn cho thi công nếu đổ bê tông dầm-cột. Nhưng phải che mặt để hạn chế ảnh hưởng đến tỷ lệ xi măng. Nước gây ảnh hưởng đến cường độ bê tông hoặc mưa gây rỗ mặt bê tông. Nếu mưa lớn thì nên che bạt lại rồi và chờ đến khi tạnh thì thi công tiếp. Tuy nhiên nếu đang thi công mà vì trời mưa phải dừng lại thì cần lưu ý xử lý mạch ngừng bê tông cho hợp lý. Nếu không sẽ ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực của công trình, làm cho chất lượng công trình không đảm bảo.
Xây nhà sau mưa dông, gia đình sẽ gặp may mắn, làm ăn phát đạt là quan niệm của người xưa. Thực tế, xây nhà mùa mưa cũng có rất nhiều thuận lợi vì vậy các bạn không cần quá lo lắng. Với một số lưu ý trên, hi vọng các gia đình xây nhà mùa mưa sẽ có được ngôi nhà vừa ý.